61-
Bất cứ lúc nào, ta có thể nhìn vào bên trong chính mình, xem thử có tranh chấp vô thức nào giữa nội tâm và ngoại giới ?
Hay, ngay lúc này đây, giữa những trạng huống ngoại vi như nơi chốn, người giao tiếp, công chuyện đang thực hiện - cùng với tâm tư, tình cảm của ta ?
Có cảm thấy - trong ta - sự nhức nhối đối kháng với gì, gì đó ?
Nhận ra được như trên có nghĩa ta (tự) từ bỏ trạng thái tranh chấp, gây chiến nội tâm.
*
62-
Mỗi ngày ta (có thể) thường nói lên hiện thực nội tâm vào ngay lúc chuyện xảy ra như
"tôi không muốn có mặt như vậy" !
Tương tự như lúc kẹt xe, tại phòng đợi ngoài phi trường, tại sở làm hay với người cộng sự ?
Dĩ nhiên, nhiều nơi nhiều lúc, thật sự bỏ đi khỏi (chốn ấy) là điều thích hợp nhất.
Nhưng trong nhiều vụ, việc - bỏ đi không phải cách thế. "Không muốn có mặt" chẳng giải quyết được gì mà còn gây lấn cấn (cảm thấy bất hạnh) giữa ta và người khác.
Có câu nói "Ở đâu - Việc đó".
hay "Cũng ổn thôi". Như thế - Chấp nhận thế. Liệu có khó lắm không ?
*
63-
Có thật cần thiết đặt tên cho mỗi cảm nhận và thể nghiệm ?
Có thật cần thiết - phải có phản ưng yêu thích / ghét bỏ nơi ta sinh sống; liên tục trong trạng huống tranh chấp giữa ta - hoàn cảnh - (và) người khác ?
Liệu cái thói quen hằn sâu nếp nghĩ của trí tưởng có thể bị phá và bỏ đi ?
(Muốn được) - chẳng cần phải làm gì - mà chỉ (cần) phục thuận lúc này - là thế - như thế.
*
64-
Thói quen phản ứng "Không" - tăng sức cho cái ngã. "Thuận" (sẽ) khiến ngã yếu đi.
Cái danh xưng - cái ngã (là ta) không thể sống còn (trong) vâng thuận.
*
65-
"Tôi làm quá nhiều đó"
Vâng. Nhưng phẩm chất của việc làm ?
Lái xe đi làm, nói chuyện với khách hàng, trên máy điện toán, chạy việc vặt, đối đầu với mọi chuyện không kể hết được trong đời sống hàng ngày. Ta "toàn tâm" thế nào trong các chuyện trên ?
Công việc của ta là vâng phục hay chống cự ? Đấy chính là điều xác định thành công trong đời, không phải là công sức bỏ ra. Nỗ lực bao hàm bức thiết, trì kéo cần để đạt tới điểm hay hoàn thành kết quả nào đó trong tương lai.
Ta có thể phát hiện ngay cả một chút yếu tố không cần trong nội tâm - trong công việc đang làm chăng ? Phủ nhận sự sống, kết quả thực sự không thể có.
Phát hiện như thế - ta "toàn sức" trong công việc.
*
66-
Một Thiền Sư định nghĩa về Thiền : "Mỗi lúc, làm một việc".
Nghĩa là "tập trung" vào mỗi việc. Chú tâm toàn bộ vào công việc (đang làm). Đó là vâng phục - hành động - được tăng lực - mạnh mẽ.
*
67-
Chấp nhận là như thế đem ta vào chốn sâu thẳm - nơi đây, nội tâm cũng như thức của ngã không còn phụ thuộc vào phán xét "Tốt" - "Xấu" của trí tưởng.
Khi vâng phục sự sống như "nó là" (isness), khi chấp nhận lúc này đây như thế là như thế - ta có thể cảm nhận một khoảng không trong ta sâu thẳm và an bình.
Trên bề mặt, ta vẫn thấy hạnh phúc khi trời nắng sáng, không vui khi trời dầm mưa; có thể hanh6 phúc khi trúng số 01 triệu và bất hạnh khi gia sản của ta mất trắng. Tuy nhiên - cả hạnh phúc, cả bất hạnh không xâm nhập sâu hơn nữa. Chúng chỉ là gợn sóng trên bề mặt hiện sinh của ta.
Chỗ dựa của bình an trong ta không hề bị khuấy động, bất chấp mọi điều kiện bên ngoài.
"Vâng"(phục) là như thế - lộ ra khoảng không sâu thẳm trong ta, chẳng lệ thuộc vào điều kiện bên ngoài và điều kiện bên trong của suy tư &tình cảm nổi trôi, biến động không ngừng.
*
68-
Vâng phục trở nên dễ dàng khi nhận ra tính khó nắm bắt của mọi thể nghiệm cùng không thể có giá trị lâu dài do thế giới mang lại.
Ta vẫn tiếp tục gặp gỡ, tham gia mọi hoạt động - thể nghiệm mà không kèm theo nỗi sợ hãi & ham muốn của cái ngã vị kỷ. Tức - không còn đòi hỏi hoàn cảnh, nhân sự, nơi chốn hay biến cố khiến ta thỏa mãn hay hạnh phúc. Tính bất toàn và lui vào dĩ vãng được chấp nhận.
Và phép lạ xảy: Không còn đòi hỏi chuyện bất khả.
Mỗi cảnh huống, con người, nơi chốn hay biến cố không những gây thỏa mái mà còn trở nên hòa nhịp và an bình hơn.
*
69-
Khi hoàn toàn chấp nhận khoảng khắc này - Khi không còn biện cãi với "như thế là như thế", sự thúc bách suy nghĩ giảm dần - được thay thế bằng tỉnh thức & tịnh lự.
Ta hoàn toàn nhận biết và trí tưởng không khái niệm hóa được khoảng khắc này.
Trạng thái bất phản kháng của nội tâm mở ra thức giác vô điều kiện, vô cùng lớn lao hơn tâm trí con người. Cả bên trong lẫn bên ngoài, thông minh rộng lớn liền tự biểu hiện (để) phụ giúp. Điều này giải thích từ đó ta tìm ra được nhiều trạng huống đổi thay mỹ mãn hơn.
*
70-
Nói "Tận vui đi. Thấy hạnh phúc không?"
Không. Chấp thuận lúc này như thế là như thế. Vậy đó!
*
71-
Vâng phục là vâng phục lúc này . Không vâng phục câu chuyện được giải thích về (lúc này như thế nào), để rồi cố gắng quy phục vào lúc này.
Có thể ví dụ như bị tàn phế, không đi lại được - không thể làm gì khác hơn!
Giờ đây tâm trí ta tạo ra một câu chuyện - như "Đời tôi như thế - kết cục trong chiếc xe lăn. Cuộc đời đã đối xử với tôi quá đáng và bất công. Tôi không đáng ( bị ) như thế !"
Được chăng, chấp nhận lúc này đây là thế đó ?
Không lầm lẫn với kể lể do tâm trí tạo thêm ?
*
72-
Vâng phục khi không còn hỏi:
"Tại sao điều này lại xảy ra với tôi ?"
*
73-
Ngay cả trước vẻ không thể chấp nhận - tình trạng đầy khổ đau cũng ẩn tàng cái tốt ở bề sâu - và trong mỗi thảm cảnh vẫn dung chứa mầm mống của ân sủng.
Xuyên qua lịch sử - đối diện với tổn thất lớn lao, bệnh tật, tù đày, chờ cận tử thần - nhiều người, đàn ông lẫn phụ nữ, (đã) chấp nhận điều không thể chấp nhận và họ tìm được bình an. Vượt ngoài mọi tầm hiểu biết (bình thường).
Chấp nhận điều không thể chấp nhận được là nguồn ân sủng lớn lao nhất trong thế giới này.
*
74-
Nhiều hoàn cảnh không thể cắt nghĩa hay giải thích được. Như đời sống không còn ý nghĩa gì nửa. Như ai đó trong cảnh cùng đường tìm đến nhờ cậy - mà ta không biết nói năng và làm ăn ra sao...
Khi chịu từ bỏ phản ứng, không tìm giải đáp bằng cái trí hạn hẹp, hoàn toàn chấp nhận điều không biết - đó là lúc, sự thông minh rộng lớn (bắt đầu) qua ta mà hoạt động. Suy tưởng cũng được hưởng lợi ích vì thông minh trên cũng tràn ngập, gợi hứng cho tâm trí.
Vâng phục đôi khi có nghĩa từ bỏ (cố gắng tìm hiểu) - trở nên thoải mái (với điều không biết).
*
75-
Biết chăng loại người mà việc làm chính trong đời họ dường như (chỉ) reo rắc bất hạnh, khốn khổ cho chính mình và người khác ? Hãy tha thứ vì họ cũng là một phần của tiến hóa tâm thức nhân loại. Vai tò họ đóng đại diện cho cơn ác mộng dồn ép của thức ngã vị kỷ với trạng thái không vâng chịu.
Không có gì mang tính cá nhân. Vì - đó không phải là chính họ.
*
76-
Có thể nói Vâng Phục là sự chuyển dịch của nội tâm - từ phản ứng sang chấp nhận, từ "không" sang "vâng".
Khi vâng chịu, ta cảm thấy ngã chuyển từ phản ứng hay suy xét thành khoảng không bao quanh phản ứng = suy xét.
Chuyển đổi đồng hóa với khái niệm, tư tưởng hay cảm xúc thành không hình, không tướng - ta nhận ra ta là khoảng không tỉnh thức.
*
77-
Chấp nhận hoàn toàn mọi thứ - kể cả điều không thể chấp nhận (trạng thái phản ứng) - sẽ dẫn đến bình an.
*
78-
Hãy để cho Sự Sống yên. Như thế.
Wednesday, November 18, 2009
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment