Wednesday, November 18, 2009

Tịnh Lặng - (Đau khổ&Chấm dứt khổ đau)

101-
Mối tương tác của mọi sự vật - Phật tử đã biết và nay các Vật Lý gia xác nhận. Không điều gì xảy ra là một biến cố biệt lập - nếu có, chỉ là lộ vẻ như thế. Càng phê phán và đặt tên , nhãn hiệu - ta càng tách riêng ra khỏi biến cố ấy. Sự thống nhất của đời sống (biến cố mà tổng thể đời sống đem ra) đã bị tâm trí ta biến thành mảng vụn vặt.
(Biến cố) đó là phần của mạng lưới tương quan tương thích tức vũ trụ.

Điều này có nghĩa: Mọi sự là như thế - không thể khác hơn.

Thoạt kỳ thủy trong hầu hết các trường hợp, ta không thể hiểu được - một biến cố có vẻ vô nghĩa lại giữ vai trò gì đó trong vũ trụ. Nhưng việc nhận biết không tránh khỏi được trong toàn bộ rộng lớn - có thể là nội tâm ta bắt đầu chấp nhận đó là như thế dẫn đến việc ta song hành với toàn thể cuộc sống.

*
102-
Lối sống như trên thực sự tự do và kết thúc mọi khổ đau - nếu ta hoàn toàn chọn lấy bất cứ cảm nhận hay thể nghiệm nào trong lúc này đây.

Nội tâm song hành Hiện Tại là chấm dứt khổ đau.

*
103-
Khổ đau thật sự cần thiết ? Có và Không.
Nếu chưa từng đau khổ - như là một con người - ta sẽ không có chiều sâu, không khiêm tốn và lòng từ bi, bác ái. (và có lẽ, ta cũng không đang đọc những dòng chữ này).
Đau khổ phá vỡ vỏ bọc cái ngã cho đến khi đạt được mục đích là ta nhận ra - đau khổ không cần thiết.

*
104-
Bất hạnh cần cái "tôi"(me) tâm tạo, với mọi chuyện và khái niệm về danh xưng (tôi) này. Nó cần thời gian, quá khứ và tương lai. Khi ta loại bỏ thời gian ra khỏi mối bất hạnh - cái gì còn lại ?
Chỉ còn lúc này đây "như thế là như thế".

Có thể có cảm nhận bị đè nặng, vùng vẫy, bị bó hẹp, giận dữ và cả buồn nôn, buồn mửa nữa. (nhưng) Đó không phải là bất hạnh - vấn nạn cá nhân. Không có gì là cá nhân trong đau khổ nhân loại. (mà) Chỉ là áp lực của năng lực bị dồn nén mà ta cảm thấy tại chỗ nào đó trong thân thể. Hễ chú tâm vào chỗ ấy thì cảm nhận không tạo theo suy tưởng mà chỉ là cái "tôi"(bất hạnh) phản ứng.
Hãy xem sự gì xảy ra - khi ta chỉ chấp chước cảm nhận (feeling) mà thôi.

*
105-
Càng có ý tưởng trong đầu về đau khổ thì càng (tự) thấy bất hạnh.
Hoàn cảnh không làm cho ta bất hạnh - (có thể) gây đớn đau về thể xác mà không làm ta bất hạnh. Suy tưởng của ta (có thể) khiến ta bất hạnh. Cách ta giải thích, đặt chuyện (về ta) làm cho ta bất hạnh.

"Những ý tưởng mà tôi đang nghĩ ngay lúc này đây khiến tôi bất hạnh".
Nhận ra như thế là ta bứt ra khỏi đồng hóa vô thức với suy nghĩ kể trên.

*
106-
Thật là một ngày khốn khổ.

Hắn đã không đủ lịch thiệp để mà gọi lại tôi.

Nàng khiến tôi thất vọng.

Những chuyện nhỏ nhặt về chính ta hay người khác thường dưới dạng than trách như trên.
Vô thức - nhưng lại thường được dùng để tăng trọng cái ngã luôn cảm thấy thiếu thốn, luôn cho ta "đúng" và khiến điều gì hay ai đó là "sai". "Đúng" đặt ta vào thế thượng phong tưởng tượng do đó mà tăng sức mạnh cho cái ngã, cái tôi giả tạo; đồng thời cũng sinh ra loại đối thủ nào đó. Vâng, cái ngã cần kẻ địch xác định giới hạn - ngay cả thời tiết cũng có thể được dùng như thế.

Qua việc tâm trí có thói quen phán xét lôi theo cảm tính, ta đã cá nhân hóa sự tương giao - phản ứng ngược lại mọi biến cố và mọi người trong đời sống. Đây là những dạng thức tự làm khổ mình. Vì như thế làm cái ngã thỏa mãn. Ngã tự tôn - qua tranh chấp và phản ứng.

Nếu không có những chuyện kể trên - đời sống sẽ đơn giản biết bao.

Trời đang mưa.

Hắn không gọi.

Tôi ở chỗ đó. Nàng không.

*
107-
Hãy trụ hoàn toàn vào Lúc Này Đây khi đang đau khổ, bất hạnh. Bất hạnh hay vấn nạn sẽ không còn trong Hiện Tại.

*
108-
Khổ đau bắt đầu
- khi tâm trí đặt tên, gắn nhãn hiệu cho một trạng huống nào đó là xấu, không đáng mong muốn
- khi hắt hủi hoàn cảnh và sự bất bình này được cá nhân hóa dưới dạng cái "tôi"(me) phản ứng chống lại.

Thói quen đặt tên, gán nhãn - nhưng cái thói quen này có thể bỏ đi được. Hãy tập "không đặt tên", khởi sự từ những chuyện nhỏ nhặt. Nếu ta lỡ chuyến bay, đánh rơi làm vỡ một cái tách hay trượt chân vào vũng bùn, ta có thể tự kiềm hãm không cho những chuyện trên là xấu hay gây ích tắc ? Có thể lập tức chấp nhận chuyện "đã rồi"(isness) lúc đó - được chăng ?

Gọi cái gì là xấu tạo nên một cảm xúc ức nghẹn trong ta. Khi ta để cho chuyện đó qua đi mà không đặt tên (đánh giá) - một quyền năng bất ngờ khả hiện, năng lực của sự sống tự tại. Chính cảm xúc uất nghẹn đã cất rời ta ra khỏi năng lực mạnh mẽ này.

*
109-
Đó là Quả của Cây Nhận Biết Tốt-Xấu.
Vượt trên Tốt - Xấu bằng cách tâm trí tự kiềm chế không đặt để bất cứ điều gì là tốt hay xấu. Như thế, năng lực vũ trụ chuyển động qua ta khi vượt trên thói quen đánh giá này. Trong các trường hợp giao tiếp không phản ứng chống lại, nếu không lập tức thì dù điều ta (có thể) cho là xấu cũng nhanh chóng xoay chuyển, qua năng lực của chính sự sống.

Hãy quan sát điều gì xảy ra khi ta không cho một kinh nghiệm như là xấu - mà thế vào đó là sự chấp nhận nội tại, nội tâm vâng phục, coi chuyện đó là như thế.

*
110-
Bất cứ hoàn cảnh của cuộc sống ra sao, sẽ cảm thấy thế nào nếu hoàn toàn chấp nhận như thế là như thế - ngay Lúc Này Đây ?

*
111-
Có nhiều dạng đau khổ tinh tế, không quá mức "bình thường" - khó nhận ra nhưng lại là khổ đau đem thỏa mãn cho cái ngã - như khó chịu, mất kiên nhẫn, giận dữ, có vấn đề bất mãn, phiền trách điều gì hay đối với ai đó.

Ta có thể tập luyện để nhận ra những dạng đau khổ trên mỗi khi chúng xuất hiện, để biết rằng: Lúc đó - ta đang gây đau khổ cho chính ta.

Nếu ta có thói quen tạo khổ đau cho chính ta, có lẽ - ta cũng đang gây đau khổ cho những người khác. Những ấn dấu tâm trí vô thức này sẽ có khuynh hướng chấm dứt, đơn giản là ta ý thức được chúng và cảnh tỉnh khi chúng xuất hiện.
Ta có thể ý thức được việc gây đau khổ cho chính chúng ta.

*
112-
Đây là phép lạ: Sau mỗi điều kiện, người hay tình huống hiện ra "xấu" hay "tốt" - ở mức độ sâu hơn, lại luôn ẩn dấu điều tốt. Nó tự tỏ lộ cho ta hay, cả trong lẫn ngoài, qua sự chấp nhận trong nội tâm ta như thế là như thế.

"Đừng kháng cự lại điều tối hại" là một trong những chân lý cao nhất của nhân loại.

*
113-
Đối thoại:
-Hãy chấp nhận như thế đi.
-Thật sự không thể được. Tôi bị kích động và nổi giận vì thế.
-Vậy hãy chấp nhận luôn cả như vậy đi.
-Chấp nhận việc tôi bị kích động và nổi giận sao ? Chấp nhận điều mà tôi không thể chấp nhận được ư ?

Đúng thế.
Hãy mang chấp nhận vào sự không thể chấp nhận được của ta. Mang vâng chịu vào chuyện không thể vâng phục. Rồi thì sẽ thấy chuyện gì xảy ra.

*
114-
Đau đớn định kỳ thể xác là thày dạy cứng rắn nhất mà ta có thể có. "Chống lại là hão huyền" - đó là bài học.

Không muốn đau khổ là điều bình thường. Tuy nhiên nếu không bỏ qua được và phải chấp nhận đớn đau, ta có thể tìm được cái tinh tế tự tại tách ra khỏi nỗi đau - cái khoảng không giữa nỗi đau và ta. Nghĩa là chấp nhận đau đớn một cách có ý thức.
Như thế cái đau đớn thể xác sẽ đốt hết cái ngã trong ta bởi vì ngã bao hàm phản ứng chống lại. Điều này này cũng thật đối với thể chất tật nguyền tột độ.
"Dâng hiến sự đau đớn lên Thiên Chúa" là một cách nói khác.

*115-
Chẳng cần là con chiên mới hiểu được sự thật thâm sâu phổ quát chứa đựng trong biểu tượng của cây thập tự.
Thập tự giá là một khí cụ để tra tấn. Nó đại diện cho sự đau đớn tột cùng, mức giới hạn và sự bất lực mà con người có thể chịu đựng.
Rồi bất thần, con người đó vâng phục, chấp nhận thương đau một cách tỉnh thức, biểu lộ qua lời nói
"Không theo ý con mà xin hoàn tất ý cha".
Ngay lúc đó, thập tự - khí cụ tra tấn tỏ lộ điều đã từng ẩn dấu "Biểu tượng thiêng liêng - chỉ dấu Thần Thiêng".

Như vẻ phủ nhận sự thăng hoa đời sống, mà xuyên qua Vâng Phục - cửa ngỏ lại mở vào chính lãnh vực siêu việt của (muôn) Đời.

-Eckhart Tolle -


***

Đôi dòng về Tác Giả của Nhà Xuất Bản.

Eckhart Tolle, tác giả & hướng dẫn tâm linh, sinh tại Đức và được đào taọ tại các trường Đại Học tại Luân Đôn (Anh) và Cambridge (Mỹ).
Lúc ông 29t, một xoay chuyển tâm linh sâu sắc đã thay đổi tận gốc rễ cuộc đời. Ông tận dụng vài năm kế tiếp thẩm thấu, ôm trọn và đào sâu thêm kinh nghiệm này - đánh dấu sự khởi đầu tiến trình đi sâu vào nội tâm.
Sau đó tại Luân Đôn, ông bắt đầu tiếp xúc với cá nhân , những nhóm người - trong tư cách tư vấn hay người thày hướng dẫn tâm linh.
Ông sinh sống tại Vancouver/Canada từ 1995 đến nay.

Eckhart là tác giả cuốn sách "The Power of Now"(Sức mạnh của Hiện Tại) đứng đầu danh sách bán chạy nhất của New York Times, được phiên dịch ra 33 ngôn ngữ; tiếp đến cuốn sách "A New Earth" (Trái Đất Mới) được tìm đọc không kém. Cả hai cuốn sách được nhìn nhận rộng rãi như là hai trong nhiều sách tâm linh ảnh hưởng nhất Thời Đại chúng ta.
Những tác phẩm khác của Eckhart gồm "Stillness Speaks" (Tịnh Lặng), sách dùng đọc song hành tịnh lự và "Practicing the Power of Now"(Thực hành Sức mạnh của Hiện Tại) gồm nhiều trích dẫn chọn lọc từ "The Power of Now".
Hướng dẫn sâu sắc nhưng lại bình dị của Eckhart đã trợ giúp biết bao người trên thế giói trong việc tìm kiếm an bình nội tâm và chu toàn trong đời sống. Cốt lõi của những hướng dẫn nằm trong việc chuyển hóa ý thức hơn là thức ngộ về tâm linh mà ông cho là bước tiến hóa kế tiếp của nhân loại. Khía cạnh căn thiết của tỉnh thức trên gồm thăng hoa tâm thức mà ngã đã dùng làm nền tảng. Đây là điều kiện tiên quyết không những cho hạnh phúc cá nhân mà còn cho việc chấm dứt bạo động tranh chấp lan tràn trên hành tinh chúng ta.
Eckhart được mời làm diễn giả trước công chúng, dạy học và du hành không ngừng quanh thế giới. Nhiều buổi nói chuyện liên miên, tĩnh tâm của ông được ấn hành bằng đĩa CD và DVD. Hầu hết bằng Anh ngữ, nhưng đôi lúc Eckhart cũng nói chuyện bằng Đức ngữ và tiếng Tây Ban Nha.

HẾT.

(Alaska ngày 17 tháng 9 năm 2009)
-Trần Sơn -

No comments:

Post a Comment