Thursday, May 20, 2010

Giai thoại để mồ

Giai thoại để mồ, rồi "động mả".


Trần Sơn

" Danh gia " là do mồ mả kết thành danh gia, hay vì " động mả "(Triệt) nên cho biết Gia thế nguyên thuộc hàng Dòng Dõi ? Điều nào trước, chuyện nào sau ?

...Nhưng...Thất truyền và thất tán (trước khi cải táng mả - sau này kết) thì đúng theo lời của ông Nội, cho Bố tôi biết...Một ông Bác chết được người qua đường thương tình " dập vùi " bên đường. Và ...thuở nhỏ, ông Nội và Mẹ sống nghèo hèn dưới gậm cầu. Họ hàng còn lại xa cách, ít liên lạc, gặp gỡ; nên khi phải có giấy tờ ( cho ông Nội và Bố tôi ) thì lấy họ Trần, trong lúc ông Bác Trưởng tộc - anh (họ) của Bố tôi - lại mang họ Phạm; cũng nghèo khó, nhưng khôn lanh và mang chí tiến thủ : Đi học với độc một bộ quần áo. Giặt ban đêm và hong cho khô. Tối ngủ truồng. Đánh đáo lỗ ăn tiền rất giỏi - để lấy tiền ...mua sách học ...

Bà Cụ cố (mẹ ông tôi) rất ngoan đạo...(tay thường lần tràng hạt...Ông kể thế ), tự ái cao và ...lương thiện vì đã có lần ...từ chối không nhận một khúc ( hay súc ? ) vải do một " kẻ cắp từ ái, dấu mặt " ban đêm ném cho. Hai mẹ con cật lực vươn lên...để đến mức sau này, ông Nội ( làm nghề đổ đồng cho chóp nón ) mua được một căn nhà (02x 30 m)tại phố Hàng Nón/Hà Nội...và về làng ( Hà Đông ) mua chức Lý...được người làng gọi danh là " cụ Lý Chóp " ( Chóp tức chóp nón ).

...Sao lại cùng cực và họ hàng phân tán như thế ...Ông không cho Bố tôi biết, nhưng nhấn mạnh : tính thiện hảo, chịu làm chịu khó (như là Nếp Nhà - con cháu phải biết mà noi theo ) là nguyên nhân dẫn đến chuyện Ông Thày Địa Lý " thương tình " để mồ mả cho...

Thày Địa Lý, người xứ Nghệ có tên là DÊ. Vẫn theo ông Nội, Thày xuất thân gia đình Danh giá, hiếm con trai nên lúc ra đời, nghe tiếng dê kêu, mẹ ông liền lấy đặt tên cho con - tên xấu, hy vọng con sẽ tồn thọ. Cậu Dê, thông sáng, sau mang thêm danh Đầu Xứ vùng Nghệ. Nhưng sau nhiều lần vào Kinh dự thí...đều hỏng nửa chừng, nghĩa là " không hoàn tất được quyển thí ", mỗi lần một cách khác nhau : khi thì đau bụng, không thể viết bài được...khi lại đánh đổ mực lên quyển vào cuối ngày; lần sau cùng...bị " bóng" của một phụ nữ trẻ, ôm con - dùng tóc xõa quất vào mặt, không cho làm bài - suốt buổi...Mãn cuộc thí - về nhà,hỏi - và được hay là oan hồn một người thiếp của bố, đã tự vận...tìm cách trả...vay !

Ông Đầu Xứ Dê quyết định không theo đuổi...hoạn lộ nữa mà lang bạt kỳ hồ...ra Bắc, để cuối cùng gặp ông Nội chúng tôi. Ông Nội - vô học (không phải ít học) sao " kết giao " được với ông Đầu Xứ ?...
"...sao " kết giao " được với người văn học đứng đầu một vùng, trong khi một mẫu tự - bẻ làm ba làm bốn mà cũng không xong, nói gì đến chữ Nho, chữ Hán " Bố tôi nói thế, khi kể chuyện này. Thực tế...

 

Như thường xảy ra với nhiều gia đình nghèo, ít học...Từ bé, ông Nội có chứng đau bụng " bão ", chẵng có thuốc nào làm dịu được cơn đau - ngoài uống sái thuốc phiện ! Riết rồi thành ghiền, đâm nghiện...Và dân " bẹp " gặp gỡ tại bàn đèn, cũng dễ " kết giao ". Đây là môi trường thuận tiện cho ông Nội tâm sự với Thày. Ông Nội truyền lại : Thày Cả Dê, thương tình hai mẹ con vất vả mà vẫn còn "tính khẳng khái, lương thiện" nên đã có ý "để mộ" cho thày...Mà họ hàng mình thất tán... nên Mẹ ( tức Bà Cố )đã bảo, chỉ còn nhớ mộ của một ông bác, không vợ, không con, dập vùi bên đường...Họ hàng Nhà mình từ xưa nghèo hèn, ít con lại còn hiếm con trai nên thày đã xin Thày Cả Dê giúp cho...Và xương cốt của ông bác chết đường, đã được Thày đem đi cải táng...

Khoảng một tháng sau (?), ông Đầu xứ Dê nói với ông Nội: Anh chủ tâm để mộ cho hai mẹ con chú, nhưng...không ngờ lại phát cho Trưởng ( tộc )trước rồi mới đến Thứ sau; thôi, chắc thiếu Phúc nên không được hưởng ngay, chịu khó vậy. Anh cũng không ngờ ngôi Mộ lại " phản Thầy " : tháng sau, Anh sẽ chết - âu cũng là số mệnh. Ngôi Mộ phát về " Võ "; ngành Trưởng sẽ phát đạt liên quan đến Hỏa xa; sẽ đa đinh chớ không thiểu đinh như trước; còn một điều quan trọng chú phải làm ngay, mà phải khéo...kẻo không dân làng bên, thuê thày Địa lý biết được họ sẽ đào mả lên đấy...vì Mộ kết, phạm vào long mạch sẽ làm cho làng bị cháy ! Đắp địa sao cho mộ đã cũ, chôn cất từ lâu !

 

Rồi...Ông Đầu Xứ đột nhiên bị bạo bệnh, qua đời đúng một tháng sau. Tiếp đến, làng kế bên mộ...cũng...vô cớ bị cháy !

 

Thời gian qua. Ngôi mộ dần dần kết... " Phát võ và đa đinh " ông Nội chúng tôi đinh ninh như thế. Nhưng THỨ thì phải chờ...hưởng sau. Cứ chịu khó, năng nhặt - chặt bị : dần dà...lấy vợ, chỉ sinh hai gái ! Dành dụm mua được căn nhà, rộng ( ngoài cửa thôi )được gần 02m, rồi cứ từ từ nhỏ dần vào trong đến 30m thì chỉ còn không đến 0,4m; nhà thót hậu, nhiều người kiêng, không thèm - nhưng nghèo mà mua được giá thấp - là hơn đời rồi. Rồi vợ chết, ông tôi tục huyền. Vợ tiếp là Bà Nội chúng tôi; cho ra đời độc nhất một cậu con trai...Bố tôi thuở nhỏ èo oặt và mụn nhọt đầy mình, nhưng ông Nội cũng cố cho đi học, lấy được bằng Sơ Học Yếu Lược mới thôi... Đem tiền về quê vợ ( Bà Nội chúng tôi ) Ông mua được chức Lý Trưởng. Ông chắc mẩm, đã bắt đầu mồ mả phát cho Thứ chăng ? vì Trưởng tộc đã được phát giàu sang rồi( sẽ đề cập sau )...


Bố tôi nói, vì ốm yếu, khi đi học bị bạn bè bắt nạt nên đến tuổi trưởng thành " Tao bắt đầu...học Võ Thiếu Lâm ". Trình độ của Bố cũng khá : chẵng hạn...đóng cọc xuống đất, bất cứ thế đứng nào cũng...chỉ một đá... gẫy cọc. Trong nhóm cũng có một chú tiểu (?)sở trường về ném " ám khí "; tức giả vờ quay mình chạy...ném lại ra sau "một hòn bi bằng sắt" vào yếu huyệt đối phương...Chú đã một lần bị chó đuổi và đã ném chết (vỡ đầu )con chó này. Nhóm tụ tập để " cứu nhân độ thế "(!),chưa có dịp để làm nên chuyện, mà chỉ lập hội Múa Lân vào mỗi dịp Trung Thu. Thời Bố, Lân được phân chia ngôi thứ : Đàn anh, tức xếp sòng, dùng Lân râu bạc, thứ đến mới đến các chú râu đỏ, đen...Những khu phố " nhà giàu ", lũ đàn em chớ có héo lánh tới...mà ăn mã tấu (thật sự). Vì thế mà có năm, ngôi vị chưa ngã ngũ, có nhóm Lân khiêng theo cả quan tài - để nếu cần ăn thua, thì ăn thua đủ !
Bố tôi khoe : Có lần tao múa đầu Lân trước nhà cô Bé Tí được Bà khen, thưởng 06 đồng ( lương thợ - nhà in Tân Tân chỉ có 03 đ/ tháng ) vì mọi người vỗ tay tán thưởng ,múa đẹp lại còn thoát được nhiều " đường côn ác hiểm "- trong gang tấc !

 

( Cô Bé Tí là me Tây, vợ một quan ba Pháp, có phần hạ bàn ngoại hạng khiến dân Hà thành có một ví von đi vào văn học sử là " như...đít cô Bé Tí...ngồi xổm " ).

 

 

Vậy mà khi gặp con một chủ tiệm chụp ảnh (giàu có ), võ sĩ quyền anh Mai văn Ngọ, Bố đã bị vần thành cái giẻ rách. Bố nói : thượng đài- luật quyền anh thì không được đá...lại thường không luyện tập...chịu đòn ở mặt, cũng như di chuyển đầu để né đòn...do đó tao bỏ Thiếu Lâm, chuyển sang học bốc. Bác Ngọ, tôi đã gặp đôi lần, đã từng giữ chức " Vô Địch Quyền Anh Hạng Nặng Đông Dương " một thời gian, tôi không nhớ năm nào.


Xin tạm ngưng chuyện về Bố...mà chuyển sang ông Bác Trưởng Tộc, người "dùng tài đánh đáo lỗ, lấy tiền mua sách học "...

Bác... nuôi chí tiến thủ nên thường lân la làm quen các ông Tây tình cờ và đã gặp một người luống tuổi hỏi " nếu chịu đi xa thì có việc làm ". Được Mẹ đồng ý, bác đã theo người này...sang Tàu / Vân Nam...làm tùy phái văn phòng cho đồn điền ông đang trông nom. Người Pháp này theo dõi ngầm bác tôi nhiều ngày, sau cùng chất vấn " Tại sao hết giờ làm, mọi người ra về; riêng mày về muộn sau - lại còn lục lọi giấy tờ nữa ? Tính chuyện ăn cắp hay sao ?". Khi hiểu là vì hiếu học, ông đã cất nhắc bác làm thư ký phụ, rồi thư ký riêng và tận tâm hướng dẫn, dạy bảo nhiều điều. Khi ông về hưu, chức đại diện công ty đã truyền lại cho ông bác chúng tôi.

Từ thế đứng cao này, bác đã hoạt động thêm về kinh doanh...và đã trúng một vụ thầu cung cấp một loại dịch vụ cho ngành...Hoả Xa Vân Nam !. Lời tiên đoán của Thày Cả DÊ đã đúng quá cụ thể. Kinh doanh gặp thời thì phát như diều gặp gió. Của cải ra sao, gia đình chúng tôi không ước lượng được - nhưng có một loại thước đo " quy ước " là : nhà có 03 xe tay (kéo); một chỉ riêng cho bác gái đi chợ; hai chiếc kia đưa đón cô gái cả và cô kế đi học và đi chơi; 8,9 gia nhân khác hầu hạ mọi việc...
 

Bác trai không ăn chơi mà...tìm đón và nuôi thày...dạy võ nghệ trong nhà, như một số gia đình thế tộc, danh gia. Thày dạy võ là một người Tàu, trung niên, người tầm thước, nhân dạng không có gì đặc biệt; chưa hề đề cập với ai chuyện thân nhân và vợ con của mình.

Bác tôi tính nóng nảy, dễ " thượng cẳng chân hạ cẳng tay "với người nhưng đã bị thày bắt tuân thủ " kính vợ như nhu nhu..." cùng đôi điều riêng đ/v thày như sau :

-hễ đột nhiên ông yên, lặng...thì không được hỏi; nếu ông trừng mắt thì phải lảng đi xa, càng xa và càng lâu...càng tốt.

-lâu lâu thày bỏ đi...khi đôi ngày, khi nhiều ngày; không được thắc mắc, hỏi han khi thày về...

Điều lệ có vẻ giản dị nhưng thật sự không đơn giản. Ông thày Tàu, đang cư xử bình thường, đột nhiên nghiến răng trèo trẹo, mắt ngầu đỏ...lâu, mau tùy lúc, rồi trở lại bình thường. Thường...thì ngay sau đó, ông bảo lấy cho ông một chậu thau, ông tự đổ nước vào, lẩm nhẩm trong họng rồi bước qua chậu. Đôi lần ngay sau đó, ông bỏ đi nhiều ngày. Và 2,3 ngày kế liền có người lạ đến hỏi. Được dặn dò kỹ lưỡng từ trước, mọi người đều trả lời "không biết".
Thày Tàu không bao giờ hỏi han về tiền bạc; nếu cố nài nỉ ông giữ chút tiền để " tiêu vặt" thì thoáng vài hôm, lại hết mà không thấy ông tiêu pha gì cả. Quần áo cũng vậy. Bác gái mới may hay mua cho ông , chỉ đôi ngày lại thấy ông mặc...đồ cũ...

Ngủ nghê của thày Tàu cũng kỳ quặc. Khi có chuyện buộc phải vào phòng riêng của ông thì không thấy ông đâu cả;... giường, chiếu, chăn không xô lệch...có vẻ ông ít nằm...trên giường. Nhưng...một lần lúc nhọ nhem, bác (trai)tìm quanh quất thì thấy ông Thày đang...ôm ngủ...trên kèo
nhà. Than " sao Thày tự hành hạ thân mình làm gì " thì ông viện cớ " ngủ trong rừng, tránh ác thú - ôm cành cây thành thói quen !"

 

Khi trình độ võ nghệ đã khá ( Bố tôi không kể rõ sau bao năm), đột nhiên một hôm thày Tàu bảo bác gái cho nấu một nồi cháo đậu xanh để hai thày trò luyện võ xong, giải lao. Thế luyện như sau : Thày đang ngồi lúi cúi (như trồng hoa chẳng hạn); bác tôi đột nhiên từ đàng sau hoa đao chém sả vào lưng ông Thày.

 

Bác tôi từ chối chém trộm như thế vì sợ Thày tránh né không kịp. Nhưng Thày quả quyết không sao nên mới dám dạy đệ tử...
Bác an lòng. Xuống tấn, vừa tiến bước, vừa hoa đao,vừa hét "Sư phụ, tả l...". Nhưng lớ chưa ra khỏi miệng thì bác đã bị một cước vào bụng dưới, ngã bật ra sau - không gượng dậy được - miệng hộc máu đỏ lẫn nhiều cục máu đen...

Bác gái thấy vậy kêu trời " Thày giết đệ tử rồi !". Nhưng ông Thày trấn an " Không sao mà. Mừng cho nó mà. Hôm nay Ta giải huyệt cho nó mà. Không thì nó chết mà. Cho nó ăn cháo đi. Đắp chăn cho nó ngủ. Ngủ một giấc, dậy là khoẻ ngay mà..."

Ngủ...một giấc li bỳ...Ngày hôm sau, tỉnh dậy...mạnh khoẻ như không có chuyện gì đã xẩy ra.

Khi đó Thày mới cho hay : Ông đã kín đáo " điểm huyệt " bác nhiều lần (những cục máu bầm tím) trong những lần dạy võ. Nay biết chắc bác không có "tâm phản" nên mới "giải huyệt" như trên - nếu không bác sẽ chết.

...Về sau, khi Thày Trò từ biệt, ông đã tặng bác một đôi dao găm và nói : Đây là vũ khí Thày đã dùng giết nhiều người, trong đó có 08 (!) đệ tử. Vì chúng đã tưởng "giỏi hơn thày"(có tên còn toan tính ám sát thày) nên Thày phải giết để tránh hậu họa cho Võ Lâm. Đôi dao trông rất bình thường, nhưng nếu cầm nghiêng, soi lên ánh trăng (chỉ ánh trăng thôi)...tự nhiên như có những...giọt máu chảy từ chuôi xuống (Bác tôi, vì sợ, đã vứt xuống một hồ trên đường từ Vân Nam về Việt Nam) .

Ông Thày cũng cho bác, một chiếc vòng ngọc, ông thường xuyên đeo ở cổ tay, cắt nghĩa " nguyên do của vết rạn" trên vòng : Nó đã cứu mạng Thày khi giao đấu với Công tử con của Tổng Đốc Vân Nam. Tên này giỏi võ lắm - nổi danh đòn "song cước" - sau khi đánh bại nhiều cao thủ, lại ngạo nghễ thách thức cả "giới giang hồ"; các sư thúc, sư bá khuyên thày đừng để tâm nhưng thày quyết dạy cho người dám đụng tới giới Giang Hồ, một bài học " nên đăng đàn tỉ thí riêng; dù đã đề phòng, thày đã bị đá văng từ lầu 03 xuống đất thì chính vòng này đã cứu mạng, để lại một dấu tích rạn nứt; leo lại lên lầu, "bó cặp chân của nó", thày đánh chết tên Công tử...tại chỗ ! (Bác tôi nhớ đọc báo trước đây có Cáo thị, kèm giải thưởng lớn, truy tìm thủ phạm đã ám sát " quý tử " của Tổng Đốc Vân Nam, không ngờ người đó chính là thày dạy mình võ, bao năm).

(Cũng đã được Bác cho xem chiếc vòng, Bố tôi nhận xét : Một chiếc vòng đeo tay bằng cẩm thạch - có đường rạn, nứt vòng quanh - khiến nó trở thành vô giá trị (?)). Tưởng cũng nhân dịp nêu ở đây về " môn phái " : Bố tôi học thiên về quyền tay; có học đá cao nhưng khi giao đấu ít xử dụng, mà chỉ " đá đâm oặc đá quyét " vì "mãnh hổ bất ly sơn"; môn phái của Bác tôi là Hầu Quyền.

Trở lại chuyện ông bác với thày Tàu. Sau chuyện giải huyệt, tình Thày Trò thắm thiết, tin cậy hơn và...Một lần (chỉ một lần độc nhất) Bác được Thày...dẫn vào một...khu rừng...đi khá lâu, đến một khoảng trống thì thấy một số người (Tàu) khác đã tụ tập, đang trò chuyện; có hai nữ - tất cả khoảng trung đến luống tuổi - mà Thày giới thiệu là các sư huynh, muội và sư bá. Câu chuyện của họ xoay quanh về Võ nghệ, trao đổi những kinh nghiệm " đã giao đấu " với các cao thủ trên đường "Thế Thiên Hành Hiệp", dạy nhau các Thế, Đòn...mới; uống rượu, ăn thịt trâu (?) luộc chấm muối để trên lá rừng, và...hút thuốc phiện. Một người nữ, có vẻ "gày gò, khắc khổ" - trong lúc nằm hút, đã vẫy tay gọi bác lại gần, nói " tiểu tử lại đây. Nghe huynh...khoe có đệ tử trung thành và giỏi...ta thử con học đến đâu ? này, ta cầm hộp (cóng đựng thuốc phiện) bằng hai ngón tay thôi, con lấy ra đi ? ". Bác tôi xuống tấn, vận nội công, lúc đầu bằng một tay, rồi với cả hai tay - nhưng vô hiệu. Mọi người...cười ồ !

Sau này Bác nói với Bố tôi : Nghe câu chuyện trao đổi...thì hiểu họ là nhóm người chuyên cướp của người giàu (gian ác) rồi chia lại cho người nghèo. Trong những năm kháng Nhật, báo chí Vân Nam có đề cập đến một Thủ lãnh tên Lý (hay Lê?) Hồng Chương đã lãnh đạo Nghĩa Quân gây cho các binh đội Nhật nhiều tổn thất đáng kể.

Lý hồng Chương là tên của thày Tàu đã dạy bác võ nghệ - trong nhiều năm
Công việc và làm ăn của Bác phát triển theo lũy thừa tiến. Có thế lực lại quen rộng Bác lấn thêm bước : tìm "món ăn lạ"... nghĩa là "mua sẵn" lá gan của người... tử tội; ngày hành hình thỏa mãn cho họ ước muốn cuối cùng (thường không gì cao giá - mà chỉ một bữa ăn sang) là được. Bác khoe với bố tôi : gan người ăn ngon lắm !

Nay vợ con đã rời về Hà Nội; cơ sở bên Tàu, người hùn hạp trông coi, Bác đi lại hai nơi. Một lần Bác cũng tức bực kể : Việt Nam có Hàn Bái Đường, nổi danh với thế đá cao; anh nằn nì thi tài với họ. Sau cùng họ chịu : Ngay trong chiêu đầu, họ đá sướt (dớm máu) thái dương anh nhưng cùng lúc anh cũng đấm trúng ngực đối phương !

Bác gái Trưởng thì... tiếp tục cho ra đời 03 "công chúa" nữa. Vậy là phát đa đinh, nhưng sao vẫn chưa có "hoàng tử" để nối dòng nối dõi ? Bác cùng đi với bố tôi đến đền thờ một Vị thánh linh hiển, cầu xin cho có con trai "dù có mất hết sản nghiệp, cũng cam"... nghe thầm khấn như thế, khi ra khỏi Nhà Thờ, bố tôi đã cự : Sao anh lại cầu xin thế... Thánh nào bắt anh phải thề thốt như vậy...Về sau, Bố tôi đã lấy tên Vị này đặt tên Thánh Bổn Mạng... cho tôi. (Chi tiết này tôi đưa vào đây có vẻ lạc lõng chăng ? Thưa không đâu !).
Và... sau 05 con gái... cuối cùng, cậu út đã chịu ra đời !

Bây giờ Bác Trưởng Tộc mới nghĩ là "Mồ mả" đã phát thật. Bèn hỏi ông Nội chúng tôi nơi chốn ngôi mộ. Ngày xây gạch bao quanh mộ, có Bố tôi tham dự (lúc này bố đã có vợ, đã có con trai đầu lòng). Thật khó nhận ra là một mộ chí, mà có vẻ là một... gò mối... đang đùn. Thợ xây đã phải tìm cách thăm... dò...
 

 

Xin chuyển sang tiếp tục... kể về Bố tôi.

Bố xin được một chân thợ sắp chữ tại nhà in Tân Tân. Có một lần bị máy in kẹp suýt mất một cái đùi. Cũng tập tành (không võ nghệ nữa) mà viết lách... đăng báo. Rồi... bị sở Cẩm hỏi thăm. Bạn bè khuyên : chỉ có cách vào lính - mới thoát. Thế là bố đăng lính... lương thợ từ 03 đ/thg nay lính được những gần 06 đ/thg. Lại... an nhàn vì nguyên là võ sĩ (quyền anh - hạng bét, Bố nói thế) nên được làm Huấn luyện viên Thể Dục /Trường Thiếu Sinh Quân. Lại... có bằng Sơ Học sau được cất nhắc đi học lớp Hạ Sĩ Quan. Lại... đỗ Thủ Khoa (các khóa sinh thời đó đều xuất thân từ nông dân). Mẹ tôi (hai con - đều là trai)... được lên chức "Cô Đội". Thời này - đối với làng quê, lối xóm... vinh vang lắm !Vinh vang đấy, Bố tôi nói "nhưng là do sức mình, vì... Mả kết - đã bị động rồi, còn đâu đến thứ mình ?".

Số là... Khi thợ xây dùng que sắt xăm xuống đất (để xác định giới hạn xây) bố và bác Trưởng đều nghe "một tiếng kịch", đồng thời một luồng khói xanh phụt từ dưới đất lên, cao tầm ngực người lớn. Bác Trưởng kêu lớn "ngưng ngay", nhưng đã trễ...

Sau đó bác buồn rầu nói với bố tôi : Động mả rồi. Anh được hưởng trước thì sẽ bị hại trước. Chỉ thương cháu trai còn nhỏ. Anh xin chú về sau thay Anh trông nom nó !

Ông Nội chúng tôi năm sau qua đời. Thọ 56t. Kế đến bố tôi đăng lính để tránh sở Cẩm hạch hoẹ. Riêng gia đình bác Trưởng Tộc xuống dần... Bạn bè, người hùn hạp bắt đầu lừa đảo... đất đai, của cải mất dần. Cậy võ giỏi, bác Trưởng gái nói, ông đi buôn...lậu, vàng hay thuốc... gì đó. Bác gái... cũng góp phần làm cho táng gia, bại sản... bằng cờ bạc. Chỉ trong vòng 5, 3 năm... trắng tay. Bác trai đi buôn... chẳng nên cơm cháo gì mà chết trong lao lực... Các cô con gái bắt đầu phải bương chải, tha phương...

Cậu con trai độc nhất bình thường. Sau cũng đi lính, sinh một lũ con (13, 14 đứa) nheo nhóc...


Riêng về gia đình chúng tôi... Vẫn sức mình là chính. Con nhà có Đạo - Trông, Cậy Bề Trên - Bà Nội thường lưu ý con cháu như thế. Tôi có 15 anh, chị em (hiện còn tám). Bố Mẹ tôi cũng nuôi dưỡng, dạy dỗ con trai (bác Trưởng Tộc và con vợ trước của ông Nội) một thời gian ngắn khi họ từ vùng xôi đậu về Tề. Và NHÀ chúng tôi, không biết từ lúc nào, đã trở thành "nơi tụ hội" con cháu (khi vui, khi buồn). Ngày giỗ ông Nội, mọi người quy tụ cho đến tháng 04/1975 mới thôi.

Bố Mẹ tôi được các Bác Bề Trên gọi là "anh Cả, chị Cả" và các Anh, Chị họ xưng hô "Chú, Thím".

Có một điều rõ nét là : Mọi gia đình đều đa đinh (cả trai lẫn gái); cùng với vận Nước, đàn ông đều đi lính, rồi đi tù... rồi cùng cơn giông bão của Trời Đất, các "bông Cỏ May" cũng bay đi tám hướng - tha hương Lập Nghiệp.



Transon.

 

4

 


Wednesday, November 18, 2009

StillnessSpeaks/E.Tolle (Tịnh Lặng)Transon lược dịch

*
New World Library
14 Pamaron Way
Novato/California 94949 - September 2003 .

Namaste Publishing
P.o Box 62084
Vancouver/Canada V6JIZI

***

NỘI DUNG:

*Giới thiệu.
-Chương Một: Lặng Yên và Tịnh Lự
-Chương Hai: Vượt trên tầm Tư Duy. Con Người&Điều kiện: Lạc lối trong Trí tưởng.
-Chương Ba: Cái Ngã vị kỷ.
-Chương Bốn: Hiện Tại
-Chương Năm: Ta thật sự là ai.
-Chương Sáu: Chấp nhận và Vâng phục.
-Chương Bảy: Thiên Nhiên.
-Chương Tám: Những Giao Tiếp.
-Chương Chín: Chết và cõi Bất Tận.
-Chương Mười: Đau Khổ và Chấm Dứt Khổ Đau.
*Đôi dòng về Tác Giả.

***

*Giới thiệu: Theo nghĩa chính thống, một thày tâm linh không có gì để dạy, cũng không có gì cho - thêm thông tin, tin tưởng hay quy tắc ứng xử mới mẻ.
Chức năng của thày chỉ giúp bạn cởi, bỏ đi điều ngăn cách bạn khỏi sự thật - cái sự thật chính bạn từng là, cái sự thật mà bạn biết trong cõi sâu kín của bản thể. Người thày sẵn bên để (giúp) hé mở tâm thức sâu thẳm nội tại đồng thời cũng là cõi an bình trong chính bạn.

Nếu bạn đến gặp một vị thày hay đọc cuốn sách này để tìm kiếm những ý tưởng, lý thuyết hay những thảo luận tri thức có tác dụng khích lệ - hẳn bạn sẽ thất vọng. Nói cách khác, nếu bạn tìm thêm "thức ăn" cho suy tưởng, bạn sẽ không thấy đâu và bạn sẽ đánh mất tinh túy của cuốn sách. Cái tinh túy không ở trong từ ngữ mà ở trong chính bạn. Luôn nhớ như thế khi đọc sách. Từ ngữ không gì hơn là những bảng chỉ đường. Chỉ cái -không nằm trong lãnh vực tư tưởng - tâm thức sâu thẳm và vô cùng rộng lớn trong nội tâm bạn.
Mối an bình tràn trề sự sống linh hoạt là một trong các đặc tính của tâm thức.

Như thế, khi cảm thấy bình an dâng lên trong lòng trong lúc đọc thì cuốn sách đã làm tròn phận sự của người thày : Nhắc nhở bạn là ai. Cùng chỉ đường về Nhà.

Đây không phải là sách để đọc từ trang đầu đến hết trang cuối - xong, rồi bỏ đi. Hãy thường cầm sách lên mà sống với sách. Quan trọng hơn nữa - hãy thường bỏ sách xuống và dùng nhiều thì giờ suy gẫm hơn là chỉ đọc.
Nhiều độc giả có khuynh hướng tự nhiên là ngưng đọc sau mỗi tiết mục, đối chiếu rồi dừng bặt suy tưởng. (Tạm) ngưng đọc luôn tác dụng tốt và quan trọng hơn là đọc liên tu không nghỉ.
Hãy để cho sách làm nhiệm vụ đánh thức, lôi bạn ra khỏi hang thẳm của suy nghĩ lập đi lập lại theo điều kiện định sẵn.

Trong thời đại hiện tại, cuốn sách này có vẻ như làm sống lại lời dạy của các kinh điển cổ đại Ấn Độ. Những kinh điển (Vedas, Upanishads) chỉ dẫn rất hiệu quả sự thật dưới dạng những ẩn dụ, chấp ngôn ngắn (có đôi chút ý niệm hóa) - như những lời nói, ngụ ngôn của Chúa Jesus và Đức Phật hay khôn ngoan, thâm trầm trong Đạo Đức Kinh của Trung Hoa cổ.
Tiện dụng, ngắn gọn và không cần suy nghĩ quá mức cần thiết. Không "nói ra" mà chỉ - chỉ đường là điều quan trọng.
Những đoạn viết trong sách, đặc biệt trong Chương nhất (Lặng Yên và Tịnh Lự) chứa đựng đôi điều ngắn gọn nhất; dung chứa tinh túy của toàn bộ cuốn sách, cụ thể "tất cả" mà đôi độc giả đòi hỏi. Những chương khác dành cho những ai cần thêm nhiều bảng chỉ dẫn.

Giống như những kinh điển cổ, nội dung của sách nên đáng được trân trọng vì xuất phát từ trạng thái tâm thức tịnh lự. Tuy nhiên vẫn khác kinh điển - không thuộc bất cứ tôn giáo hay truyền thống tâm linh nào nên ta có thể dễ dàng tiếp cận.
Nói cách khác, điều cần được quan tâm tức thời là chuyển hóa tâm thức của nhân loại hiện nay không còn tính "đắt giá" cao cấp dành riêng cho thiểu số cá nhân biệt lập mà là sự cần thiết cho loài người - nếu con người không (muốn) tự tiêu diệt.

Trong hiện tình tâm thức cũ (vận hành trục trặc) cùng tâm thức mới song hành và đều tăng tốc độ phát triển. Nói một cách nghịch lý là mọi sự đang cùng lúc trở nên xấu hơn và tốt hơn - dù rằng xấu dễ nhận thấy vì nó "ồn ào" hơn.

*
Dĩ nhiên cuốn sách này dùng từ ngữ - trình tự để đọc dẫn đến ý tưởng rồi suy tư trong tâm trí của bạn. Nhưng không phải là những ý tưởng bất bình thường như...lập đi lập lại, gây ồn ào, tự đánh bóng cá nhân để bản thân được chú ý .
Cũng như những vị thày tâm linh, những kinh điển cổ đích thực, những ý tưởng trong sách không "bảo" "Hãy nhìn Ta đây" mà là "Hãy nhìn qua ta và vượt trên ta". Bởi vì những ý tưởng đó xuất phát từ Lặng Yên mạnh mẽ - cái sức mạnh đem bạn về lại chốn Lặng Yên mà bạn đã khởi lên.
Cái Lặng Yên đó cũng là Bình An Nội Tại.
Và cõi Lặng Yên với An Bình này đồng thời cũng là Tinh Chất Bản Thể của bạn.
Chính An Nhiên nội tại sẽ cứu vãn và chuyển hóa Thế Giới.

"Tịnh Lặng" ...

Lặng Yên và Tịnh Lự.

1-
Khi lơi lỏng tịnh lặng nội tại là mất đi sự tiếp xúc với chính mình - mất luôn sự tiếp cận với thế giới.
Dò cảm tận cùng bản thân là gì, (cái bản thân) không thể tách rời khỏi cõi tĩnh lặng.

Tôi hiện hữu ( I am ) sâu thẳm hơn cái tên và vóc dáng (của tôi).

*
2-
Tịnh lặng là yếu tính tự nhiên.
Nghĩa là gì?
Là khoảng không nội tại hay cõi giác - mà mọi từ ngữ (trong sách này) được nhận thức và trở thành những ý tưởng. Không có thức giác sẽ không thể có nhận thức, suy tưởng và thế giới.

Ta là thức giác ấy cải trang thành người.

*
3-
Sự động đậy bên trong của suy nghĩ, so sánh như tiếng ồn ào ngoại cảnh.
Sự yên lặng ngoại giới sánh với sự tịnh lự nội tâm.

Mỗi khi có sự im ắng nào đó bao quanh - hãy lắng nghe. Nghĩa là hãy để ý. Hãy chú tâm. Lắng nghe sự lặng lẽ sẽ đánh thức cõi tịnh lặng bên trong. Vì - chỉ thông qua tịnh lự, bạn mới thấy sự im ắng.
Lúc để ý thấy (có) sự yên tĩnh bao quanh là lúc bạn không suy nghĩ.

Nhận biết mà không suy tưởng.

*
4-
Khi nhận biết về sự im lặng là trạng thái tịnh lự nội tại tức thời thức tỉnh.

Ta hiện hữu. Bước ra khỏi ngàn - ngàn năm điều kiện tập thể hóa của nhân loại.

*
5-
Hãy nhìn một đại thụ, bông hoa, cây cảnh. Hãy dùng tỉnh giác mà quán nghiệm.
Mọi vật tịnh yên, bắt rễ sâu vào (dòng) hiện sinh.

Hãy để thiên nhiên dạy ta bài học về sự Tịnh Lự.

*
6-
Khi nhìn một cội cây, nhận ra nó lặng yên tức trong ta cũng (trở nên) tịnh yên.
Tiếp cận thật sâu như thế - cảm qua sự an nhiên nội tại - ta sẽ cảm thấy đồng nhất với vạn vật.

Cảm thấy đồng nhất với muôn loài là Tình Yêu đích thực.

*
7-
Cầu tìm yên ắng nội tâm không cần sự im lặng hổ trợ. Cả khi có tiếng động và ngay chính dưới sự ốn ào này - tại khoảng không nơi tiếng động nổi lên - ta vẫn nhận biết được sự yên ắng.
Đó chính là khoảng không tự nội của tỉnh giác thuần nhất tức thức giác tự tại.

Có thể nhận biết tỉnh giác như là nền tảng của mọi cảm nhận và nhận thức của suy tưởng.
Tỉnh giác khởi lên từ yên tịnh nội tâm.

***
8-
Tiếng động quấy nhiễu cũng giúp ích như sự im lặng.
Vậy ư?
Khi tâm trí không phủ nhận (có) tiếng động; (nghe) tiếng động là thế đó - chấp nhận như thế cũng đưa ta vào lãnh vực của bình an nội tại - tức yên tịnh nội tâm.

Trong thâm sâu, chấp nhận như thế là như thế, dù lúc ấy (tâm trí) mang bất cứ dạng thức nào.
Chính là lúc ta tịnh yên, bình an.

*
9-
Hãy chú tâm
-vào khoảng cách giữa hai ý tưởng (lúc đang) suy nghĩ
-vào khoảng không ngắn ngủi giữa những từ ngữ được dùng trong cuộc trò chuyện
-vào khoảng giữa các cung bậc của tiếng đàn dương cầm, của hơi sáo vi vu
-giữa lúc hít vào - lúc thở ra...

Mỗi khi chú tâm như thế - tỉnh giác bắt đầu. Chỉ tỉnh giác thôi (và cũng) là chiều kích thước vô hình dạng của thức giác thuần khiết khởi lên trong nội tâm, thay thế mọi (tự) đồng hóa với hình - tướng.

*
10-
Tinh Khôn (pure intelligence) vận hành lặng lẽ.
Tịnh lặng là nơi sáng tạo giải pháp cho các vấn đề nẩy sinh.

*
11-
Tịnh lặng chỉ là sự vắng mặt của tiếng động hay hoạt động của tâm trí ?
Không phải.
Đó chính là tinh khôn - cái thức giác nền mà từ đó mọi ý niệm (hình-tướng) khởi lên.
Vậy sao tịnh lặng lại phân cách với cái ta hiện hữu ? (Chỉ phân cách khi) "ta" tự đồng hóa với hình-tướng và nuôi dưỡng chúng.

Tịnh lặng chính là tinh chất của thiên hà, hoa, cây, chim chóc và tất cả mọi hình-tướng khác.

*
12-
Trong thế giới này chỉ tịnh lặng là không hình-tướng.
Tịnh lặng không phải là một "vật" và không phụ thuộc vào thế giới này.

*
13-
Khi nhìn vào một gốc cây hay một người đang lặng yên, bạn thấy gì ? Cái gì đó sâu thẳm hơn là con người.
Đó là thức giác đang "nhìn" vào chính sự sáng tạo.

Trong Thánh Kinh, Thiên Chúa tạo dựng thế giới và thấy đó là tốt.
Cũng là điều ta thấy (tốt) khi từ tịnh lặng - nhìn mà không suy tưởng gì cả.

*
14-
Ta cần thêm hiểu biết ?
Phải chăng thêm dữ kiện - nhiều kiến thức phân tích khoa học, nhiều máy điện toán vân hành với tốc độ nhanh hơn...sẽ cứu vãn được thế giới ? Nhất là trong lúc này đây.
Không phải là sự khôn ngoan mà nhân loại cần hay sao ?

Khôn ngoan là gì ? Ở đâu ?
Khôn ngoan đến - khi tịnh lặng khả thi. Hãy chỉ ngắm nhìn và lắng nghe. Không cần gì thêm.
Lặng yên, nhìn chăm chú và lắng nghe sẽ khởi phát sự thông minh (tinh khôn) không vẩn chút ý niệm nào trong tâm .
Hãy để cho tịnh lặng hướng dẫn lời nói và hành động.

Tịnh Lặng - (Vượt trên tầm Tư Duy)

Con Người&điều kiện: Lạc lối trong Trí tưởng.

21-
Suốt cuộc đời, hầu hết ta tự giam hãm trong những ý tưởng tù túng của chính mình; chưa từng vượt lên trên cái tâm trí hạn hẹp tự tạo - cái trí tưởng bị điều kiện hóa bởi quá khứ biến thành những ngã cá thể.

Trong mỗi con người hiện sinh luôn có thức giác với tầm mức thâm sâu hơn trí tưởng - tinh túy của hiện thưc. Gọi là hiện hữu, tỉnh giác - thức giác vô điều kiện. Mà kinh điển gọi là Đấng Cứu Thế Trong Lòng hay Phật Tính.

Trong cuộc sống, khi tìm phương thế khả thể giải thoát ta và thế giới khỏi khổ đau, (nếu) chỉ bằng cái tôi (little me) do tâm trí tạo nên như là tất cả khả thi, thì chính ta lại ôm nỗi khổ đau vào mình và người khác.
Tình yêu, phát triển sáng tạo và an vui bền vững trong tâm - không thể đến - nếu không qua khỏang không vô điều kiện của thức giác.

Ngay cả đôi lúc thôi
-nếu ta có thể nhận ra được những ý tưởng đi qua tâm trí như đơn giản là những ý tưởng;
-nếu ta có thể chứng kiến từng dạng vẻ của phản ứng diễn tiến trong tâm tình
thì
Trong ta đã nổi lên tầm vóc của thức giác (biết) về những ý tưởng, cảm giác diễn biến và cả khỏang trống không thời gian nội tại - trong đó cuộc sống của ta đang dàn trải.

*
22-
Dòng tư tưởng có sức lôi cuốn ta theo.
Mỗi niệm khởi đều tự coi là quan yếu cuốn theo toàn bộ sự quan tâm.

Đây là cách thực tập mới:
Đừng chấp nhận cách nghiêm trọng những niệm khởi lên đó.

*
23-
Người ta thường vướng vào bẫy của nhà tù ý niệm hóa.
Tâm trí con người -trong ham muốn biết, hiểu và kiểm soát- lầm lẫn xác định những ý kiến và quan điểm như là sự thực.
Dù cho cuộc đời của ta ra sao, hay tác phong và cuộc sống của ai đó như thế nào - ta phải phóng khoáng mà nhận ra - đó (chỉ) là quan điễm, một trong các viễn tượng khả thể - một mớ tư duy.
Hiện thực phải là một của tổng thể mà mọi yếu tố tương tác, quyện quấn vào nhau - không có gì tự tồn tại biệt lập. Suy nghĩ biến hiện thực thành những mảnh vụn và ý niệm hóa hiện thực thành những mảng vụn, vặt vãnh.

Trí năng là khí cụ rất ích dụng.
Nhưng nó cũng rất hạn chế khi tư duy chiếm toàn bộ cuộc sống, khi không nhận ra tư duy chỉ là một khía cạnh nhỏ của thức giác (và thức giác này cũng) là ta.

Tuệ giác không phải là sản phẩm của trí tưởng. Sự nhận biết thâm sâu này (tức tuệ giác) nổi lên trong hành động đơn giản, hoàn toàn chú tâm vào vật gì hay ai đó. Chú tâm là tiền đề cần thiết của thông minh tức chính thức giác. Nó làm tan rã rào ngăn cách dưng nên bởi ý niệm hóa của suy tư; từ đó mà thấy được không có gì tồn tại biệt lập; từ đó nối kết chủ thể (nhận thức) và đối tượng - trên nền tảng thức giác.
Thức giác là tác nhân sửa chữa sự phân, cách.

*
24-
Mỗi khi ta bị thúc bách suy tư là lúc ta lẩn tránh hiện hữu.
Ta không muốn hiện diện tại chỗ.
Nơi Đây. Lúc Này.

*
25-
Những giáo điều - tôn giáo, chính trị, khoa học - nổi lên từ tin tưởng rằng ý niệm (hóa) là bao hàm sự thật và hiện thực. Giáo điều là những nhà tù tập thể.

Lạ một nỗi là người ta lại thích vì cho cảm giác an toàn và cái "(tôi) biết" giả tạo.

Không gì gây đau khổ cho loài người hơn là những giáo điều do chính loài người tạo ra. Thật ra không sớm thì muộn, hiện thực sẽ lột (bỏ) cái mặt (nạ) giả trá này. Nhưng - nếu không nhận biết cái ảo tưởng căn bản này thì - những giáo điều này sẽ lại được thay thế bằng những giáo điều khác.

Cái gì là ảo tưởng căn bản ?
Đó là tự đồng hóa (hoàn toàn) với trí tưởng.

*
26-
Tỉnh thức tâm linh là thức giấc khỏi cơn mộng của trí tưởng.

*
27-
Lãnh vực của thức giác rộng lớn hơn những gì suy tưởng lãnh hội. Khi không còn tin vào mọi điều mà ta suy nghĩ - ta đã vượt qua và thấy rõ chủ thể suy tưởng không phải là cái "tôi đích thực".

*
28-
Cái trí hoạt động trong trạng thái "thiếu thốn" vì thế luôn ham thêm thắt. Khi đồng hóa với trí này ta buồn chán và không dễ ở yên. Buồn nản có nghĩa tâm trí đang "đói" sự kích thích, cần thêm nhiều "chất liệu" cho suy nghĩ. Cái thiếu thốn này không (bao giờ) thỏa.

Khi buồn chán, muốn thỏa mãn cái trí thiếu thốn, có thể ta cầm lên một tạp chí, gọi điện thoại, bật máy truyền hình, ngao du các trang mạng, đi mua sắm hay - hay việc này cũng rất thông thường, chuyển cái thiếu thốn của tâm trí cho thân xác - nghĩa là cấp thời tìm thỏa mãn bằng cái ăn.

Hoặc, vẫn buồn nản và cảm thấy bức rức - ta (hãy) quan sát cảm giác buồn nản, bức rức. Đem tỉnh giác (soi) vào trí - thấy ngay một khoảng không tịnh lặng bao quanh cái cảm giác buồn ra riết ấy. Thoạt đầu một chút ít - nhưng khi cái khoảng không nội tâm mỗi lúc một lớn thêm - cảm giác trên bắt đầu giảm cường độ thúc bách. Như thế - ngay cả nỗi buồn chán cũng có thể dạy cho ta biết - ta là và không phải ta là...

Ta phát giác ra người "rầu rĩ" không phải là người - tôi là. Buồn nản chỉ là năng lực chuyển động bị điều kiện hóa trong ta. Ta không phải là (kẻ) nổi giận, buồn rầu hay sợ sệt. Buồn chán, giận dữ hay sợ hãi không là "của ta"- không có gì thuộc về cá nhân. Chúng là những điều kiện của tâm trí con người. Chúng đến - rồi đi.
Không đến - rồi đi là ta.

"Tôi nản quá !". Ai biết như thế ?
"Tôi buồn, giận và sợ !". Ai biết như vây ?

Ta biết. Không phải là điều kiện tức điều được biết.

*
29-
Thành kiến điều gì (về ai) bao hàm ta đồng hóa với trí suy tưởng. Nghĩa là ta không thấy kẻ khác như là con người mà chỉ là khái niệm của riêng ta về người đó. Giảm thiểu một con người sinh động thành một ý niệm - là một dạng bạo lực.

*
30-
Suy tưởng mà không bắt rễ trong tỉnh giác sẽ (hoạt động) trục trặc và trở nên vị kỷ. Cực kỳ nguy hại khi khôn khéo mà không khôn ngoan. Đây là trạng thái của hầu hết con người hiện thời. Khuếch đại của trí như khoa học, kỹ thuật dù căn bản không tốt, không xấu nhưng thường có những ý tưởng không bén rễ trong tỉnh giác - đã và đang trở nên tàn hại.

Bước tiến hóa kế tiếp của nhân loại là thăng hoa trí tưởng. Giờ đây là công việc khẩn thiết của chúng ta.
Không có nghĩa là đừng suy tưởng nữa - mà đơn giản chỉ đừng tự đồng hóa và bị trí tưởng chiếm hữu hoàn toàn.

*
31-
Hãy cảm được năng lực bên trong (con người) - cái trí ồn ào sẽ lập tức khựng lại và dừng hẳn. Hãy cảm thấy năng lực đó trong đôi bàn tay, chân cẳng, trong bụng và ngực. Cảm thấy ta là sinh lực của sự sống chuyển động toàn thân.

Tạm nói - thân xác trở thành cửa ngỏ dẫn vào cảm giác sống thực sâu thẳm - trên đó cảm xúc và suy nghĩ chập chờn gợn sóng.


32-
Có một sự sống động - hiện sinh - trong toàn bộ con người.
Không phải chỉ ở trong đầu. Không cần ta suy nghĩ - từng tế bào vẫn sinh, sống động và hiện diện.
Tuy nhiên, dù trong trạng thái như thế nếu vì mục đích thực tiễn nào đó đòi hỏi phải suy nghĩ thì mọi sự vẫn sẵn sàng. Tâm trí hoạt động và nó hoạt động tuyệt vời vì Tinh Khôn (tức You are) hiển lộ và điều khiển.

*
33-
Cho đến nay, trong đời sống, chúng ta vẫn không quan tâm những khoảng khắc ngắn ngủi trong đó chúng ta nhận biết nhưng lại không mảy may suy tư gì. (Như) những lúc tham gia hoạt động chân tay, bước ngang, qua phòng ốc, hay chờ đợi tại quầy bán vé máy bay : suy nghĩ thông lệ giảm dần, thay thế bằng tỉnh thức (có mặt).
Hay - tự dưng ta phát hiện đang ngắm nhìn bầu trời, nghe ai đó (nói) mà (nội tâm) không một chút bình phẩm. Nhận thức rõ rêt trong sáng như pha lê - không ý tưởng nào làm cho vẩn đục.

Đối với trí tưởng - những chuyện kể trên đều vô nghĩa vì có nhiều việc "quan trọng hơn" để suy tư.
Những chuyện kể trên cũng không cần ghi nhớ; và đó là lý do tại sao ta bỏ qua mà không (lý) tới chuyện vừa đang xảy ra (trước mắt).

Điều có ý nghĩa nhất - thật ra có thể xảy ra cho bạn : khởi đầu tiến cấp từ suy tư lên tỉnh thức hiện diện.

*
34-
Hãy thoải mái với trạng thái "không biết". Sự thoải mái này đưa ta vượt lên trên suy nghĩ tức cái trí của luôn muốn kết luận và giải thích (mọi sự).

Đừng sợ "không biết". Vượt qua như thế, ta biết được sâu sắc hơn mà không cần ý niệm.

*
35-
Sáng tạo nghệ thuật, thể thao, khiêu vũ, dạy học hay tư vấn - làm chủ được bất cứ đam mê nào trong các lãnh vực này có nghĩa là cái trí không còn được dùng đến hay ít ra cũng chỉ chi phối một cách thứ yếu.
Một thế lực mạnh mẽ và thông minh lớn (đồng thời cùng một tinh chất với ta) thay vào đảm nhận; không có tiến trình nào (tìm cho ra) quyết định; hành động thích ứng đột xuất mà không phải "ta" làm.

Làm chủ sự sống đối nghịch hẳn với điều khiển (sự sống). Ta đồng hành với thức giác vỉ đại - thức giác hành động, nói năng và làm mọi việc.

*
36-
Một khoảnh khắc hiểm nghèo có thể tạm thời đình chỉ dòng suy tưởng. Và cho ta hương vị của khẩn thiết hiện diện và tỉnh giác.

*
37-
Cái trí tưởng chưa từng lãnh hội hết và gói trọn được chân lý.
Trí tưởng (cũng) không thể đóng khung được sự thật. Ít ra chỉ có thể cho thấy (khái niệm) sự thật. Ví dụ: Mọi vật là (một) tương quan, tương thích nhau. Ta hiểu (bằng) cảm được (feeling) tận đáy lòng là đúng như thế.

Tịnh Lặng - (Cái ngã vị kỷ)

31-
Tâm trí không ngừng tìm kiếm, không chỉ chất liệu cho trí tưởng mà còn cho căn cước chính nó - cái ngã. Cái tôi (ngã) bắt đầu tồn vị và tiếp tục tự tái tạo (như thế).

*
32-
Mỗi lần suy nghĩ hay nói về mình, khi nói: "tôi" thông thường đề cập đến "tôi và chuyện của tôi". Đó là tôi - với những gì tôi thích và ghét, những nỗi sợ hãi cùng ham muốn - cái tôi không bao giờ được thỏa mãn lâu bền.
Tôi - sản phẩm tâm trí tạo nên, xuất nguồn từ quá khứ, luôn tìm cách được thỏa - trong tương lai.

Ta có thể thấy "cái tôi" này hình thành tạm thời mau chóng, tựa như gợn sóng trên mặt nước.
Ai thấy được điều trên? Ai nhận ra sự thành hình mau chóng cả thể chất lẫn tâm lý này? Tôi Đó (I Am). Đó là cái Tôi thâm sâu không dính dáng chi với quá khứ & vị lai.

*
33-
Sau những nỗi sợ cùng ham muốn, liên quan đến hoàn cảnh sinh sống đầy vấn nạn - điều gì sẽ để lại khiến bạn quan tâm hơn cả?
Một gạch ngang (khoảng 1 hay 2 phân) giữa ngày sinh và ngày chết trên mộ bia của bạn?

-Đối với cái ngã vị kỷ, đó là một ý tưởng về sự sa đọa.
-Đối với ta, giải thoát.

*
34-
Ta đồng hóa với tiếng nói trong đầu, mỗi khi (có) ý tưởng nào đó thu hút được hoàn toàn chú tâm của ta. Lúc ấy - ý tưởng bèn trở thành cái ngã. Đây là ngã (ego) tức "tôi" (me) - sản phẩm của tâm trí. Cái ngã do tâm lý tạo nên này cảm thấy sơ khai & không đầy đủ nên sợ hãi và ham muốn luôn là cảm xúc và động lực tiên khởi (để hành động).

Khi nhận ra tiếng nói trong đầu ra vẻ "ta đây" và nói không ngưng nghỉ...là ta thức tỉnh, không tự đồng hóa vô thức với suy tưởng miên man. Khi chú ý vào tiếng nói ấy ta nhận ra không là chính tiếng nói ấy (kẻ suy tưởng) - mà là người hiểu biết .

Biết mình tỉnh thức đàng sau tiếng nói - là tự do.

*
35-
Cái ngã vị kỷ luôn lao vào sự tìm kiếm. Kiếm thêm cái này hay điều kia (để) gom vào khiến cho ngã cảm thấy đầy đủ hơn. Điều này cắt nghĩa sự bức thiết khiến ngã bận bịu cho tương lai.

Mỗi khi nhận ra mình đang sống cho khoảng khắc kế tiếp - ta đã sẵn sàng bước ra khỏi khuôn mẫu của cái ngã tâm trí - giúp ta chú tâm toàn bộ vào khoảng khắc hiện tiền với mọi lựa - chọn liên tiếp khả thi.
Sự thông minh, lớn rộng hơn cái ngã vị kỷ, xâm nhập vào đời sống khi hoàn toàn chú tâm vào giây phút này đây.

*
36-
Sống qua ngã, ta luôn luôn giảm định hiện tại như là cách thế của một kết cuộc. Ta (lại) sống với tương lai, rồi đạt được (mục đích nào đó cũng) không làm ta thỏa mãn dài lâu.

Khi chú tâm vào hiện tại hơn chỉ vì kết quả cho tương lai - ta phá luôn khuôn định cố hữu của ngã. Việc ta làm, không những hiệu quả hơn, còn hoàn tất một cách thích thú, bền lâu.

*
37-
Gần như mọi ngã đều chứa đựng một thành tố - ta có thể gọi - "cái tôi, nạn nhân". Đôi người, ảnh tượng nạn nhân quá mạnh trở thành cốt tủy chính ngã của họ. Bất mãn và ưu phiền, thành tố chính của (tâm) thân.

Cho dù hoàn toàn được "xác nhận" chăng nữa - như thể thiết lập riêng cho mình một nhà tù bằng trí tưởng mang dạng những chấn song bằng sắt thép.
Thay vì dùng trí tưởng, hãy nhìn nhận - xem ta đang làm gì cho ta. Hãy cảm được xúc động quyện chặt vào câu chuyện nạn nhân (tự đặt vào ta) mà trở nên tỉnh thức trước xung động bức thiết (muốn) nghĩ về hay kể lại.
Hãy chứng kiến - như là nhân chứng - hiện diện trong nội tâm.
Không làm gì hơn khác.

Chuyển hóa và tự do sẽ đến với tỉnh giác (tự tại).

*
38-
Than phiền và phản ứng, khuôn định mà tâm trí thích biểu lộ hầu củng cố cái ngã.
Đối với nhiều người, một phần lớn hoạt động tâm trí & cảm xúc gồm phiền trách, chống lại điều này hay điều kia. Làm như thế để biến một hoàn cảnh, hay người khác là sai - và ta, tự thị đúng. Đúng nên thấy trên "cơ"; càng tăng cưỡng thế thượng phong cho cái ngã. Dĩ nhiên, tăng cường ảo tưởng đối với thực tế mà thôi.

Có thể quán sát (tình trạng) tương tự như thế ngay trong chính ta - nhận ra tiếng nói trong đầu - than phiền điều gì ?

*
39-
Tính vị kỷ của ngã luôn cần sự tranh chấp. Vì càng chống lại điều này sự việc kia càng tăng mạnh cái ngã ngăn cách khi biểu thị (cái) đó là tôi (me), cái đó không phải tôi (me).

Không phải không thông thường khi nhiều bộ tộc, quốc gia và tôn giáo lấy sự so sánh (với kẻ thù chung) để nhấn mạnh bản sắc (khác biệt) của cộng đống mình.
Có chăng khi "có người tin" mà lại có "kẻ không tin" ?

*
40-
Trong giao tế - có thể (tự) nhận ra - người nào ta coi trên ta, người nào là kẻ dưới ta ?
Hãy nhìn vào cái ngã - cái ngã tồn tại bằng sự so sánh.

Ghen tị là sản phẩm của ngã. Ngã cảm thấy xuống "giá" nếu có sự gì tốt xảy ra cho ai đó hay (thấy) ai đó sở hữu nhiều hơn, hoặc có thể làm được nhiều hơn. Vị thế của ngã tùy thuộc vào so sánh và được bơm thêm, tiếp sức. Ngã sẽ vớ lấy mọi thứ. Nếu lại không được, ngã sẽ tưởng tượng bị đời đối xử bất công, tồi tệ hơn cả - so với bất cứ ai.

Ta sẽ kể những chuyện tưởng tượng nào đó khiến cái ngã (là ta ?) được xác định ?

*
41-
Kết cấu của ngã (cần) đối nghịch, phản ứng lại và gạt bỏ đi (đối kháng) hầu duy trì sự biệt lập và sự sinh tồn của ngã. Vì thế mà có "tôi"(me) chống lại "kẻ khác"(other) và "chúng ta" nghịch với "bọn họ"(them).

Ngã luôn cần tình trạng tranh chấp với cái gì đó hay ai đó.
Điều này giải thích tại sao ta mưu tìm hòa bình, vui vẻ với tình yêu - nhưng lại không ôm ấp lâu dài.

Ta nói : Cần hạnh phúc.
Nhưng lại (nghiện) sự bất hạnh của ta. Nỗi bất hạnh đó - căn bản không khỡi lên từ những trạng huống trong cuộc đời - mà từ tâm trí điều kiện (hóa) của ta.

*
42-
Mang mặc cảm lỗi lầm về điều gì đã làm hay đã không làm được trong quá khứ ?
Tích cực hay tiêu cực chẳng nghĩa lý gì với ngã. Điều đã làm hay không làm là biểu hiện của vô thức nhân loại - nhưng ngã lại nhân cách lên và nói "tôi đã làm" (hay "đã không làm") - thế là ta mang hình ảnh (tâm lý) về ta như là (kẻ) xấu.

Không kể xiết - bao vụ bạo lực, tàn ác gây thương tổn cho nhau xuyên suốt lịch sử nhân loại. Và vẫn tiếp tục như thế. Tất cả đều bị kết án: có tội ? Hay những hành động trên đơn giản chỉ là những biểu hiện của vô thức. Nay chúng ta (đang) "lớn lên" (nhận biết) nên bước ra khỏi giai đoạn tiến hóa này ?

Lời của Chúa Jesus "Xin tha thứ vì họ không biết điều họ làm" cũng áp dụng cho chính chúng ta.

*
43-
Nếu tìm kiếm giải thoát, thêm phần quan trọng hay thăng hoa cho những mưu cầu vị kỷ thì dù có đạt cũng không thỏa mãn.

Xác định mục tiêu; nhưng nên biết - đến đích (hay không) không hoàn toàn quan trọng.
Khi điều gì đó khởi lên từ hiện hữu - nghĩa là giờ đây không phải là cách thế của hồi kết - nghĩa là sự đầy đủ đang tự hoàn tất trong từng giây phút.
Nghĩa là ta không còn giản lược Hiện Tại là kết cuộc của cái thức vị kỷ.

*
44-
"Không ngã. Không có vấn đề"
Một Thiền Sư đã nói như thế - khi được hỏi về tinh túy của Phật Giáo.

Tịnh Lặng - Hiện Tại

41-
Nhìn bề mặt, có vẻ khoảng khắc hiện tại chỉ là một trong nhiều khoảng khắc khác. Mỗi ngày - trong cuộc sống xuất hiện nhiều khoảng khắc với nhiều chuyện xảy ra.
Tuy nhiên nếu nhìn sâu hơn nữa - phải chăng chỉ có một khoảng khắc mà thôi ?
Sự sống không từng là "khoảng khắc này" sao ?

Cái khoảng khắc - Lúc Này Đây - bền bỉ và không đổi thay, không chạy trốn được trong đời sống.
Dù có gì bất chợt, dù cuộc sống thay đổi ra sao - một điều mãi mãi chắc chắn: Luôn luôn Hiện Tại.

Không thoát được khỏi Hiện Tại vậy sao không niềm nở đón tiếp ?

*
42-
Khi thân thiện với hiện tại, ta như ở nhà - dù bất cứ nơi đâu.
Trong lúc này đây mà không thấy như ở nhà, dù đi đâu chăng nữa ta cũng mang theo cái khó chịu trong người.

*
43-
Hiện tại là hiện tại. Luôn thế. Ta không nhận thấy sao ?

*
44-
Đời sống phân thành quá khứ, hiện tại và tương lai - sản phẩm của tâm trí và cực kỳ ảo tưởng. Quá khứ và tương lai là ý niệm trừu tượng của tư tưởng - tâm trí. Chỉ (tại) Hiện Tại - quá khứ mới được nhớ lại. Việc nhớ lại là sự kiện hiện ra trong hiện tại (nay ta đang nhớ đến). Cả tương lai, khi đến là hiện trong Lúc Này đây.

Vậy chỉ có một sự việc thật: Luôn luôn lúc này là thật.

*
45-
Quan tâm vào Hiện Tại không phải là phủ nhận điều gì ta cần cho đời sống. Chính yếu thấy ra như vậy. Từ đó mà giải tỏa chuyện thứ yếu dể dàng hơn.
Không nói "Sẽ không giải quyết chuyện nào khác nữa - vì chỉ có Hiện Tại".
Không.

Tìm điều nào chính yếu trước, khiến Hiện Tại như là bạn hữu, không phải kẻ thù. Tôn trọng việc xác lập (khôn ngoan) như thế. Khi Hiện Tại là nền móng cho chú tâm chính yếu - cuộc đời sẽ dàn trải êm suôi.

*
46-
Tạm bỏ qua bên bát chén (chuyện nhỏ), vạch một kế hoạch làm ăn, dự trù một chuyến du hành : Việc nào quan trọng - thực hiện - hay mong đạt được kết quả qua thực hiện ? Vào lúc này hay khi nào đó trong tương lai ?
Có coi lúc này đây như là trở lực cần vượt qua ? Hay cho việc đạt được một tương lai là quan trọng hơn ?

Hầu hết người ta luôn sống như thế - tương lai không bao giờ tới, ngoại trừ như là hiện thời - một lối sống thật không ổn. Lối sống phát khởi triền miên bực bội không đổi thay, (đày) áp lực và bất mãn. Lối sống không tôn vinh Sự Sống - hiện hữu và không ngoài Hiện Tại.

*
47-
Hãy cảm được sinh động bên trong thân thể : Nó neo ta vào Hiện Hữu đấy.

*
48-
Có thể nói, ta chưa trách nhiệm với đời sống cho đến khi ta nhận trách nhiệm về Lúc Này Đây. Chính vì chỉ phát hiện ra sự sống trong Hiện Tại.

Nhận trách nhiệm trong lúc này - nghĩa là tự thân không đối nghịch với Hiện Tại là "như thế", không bàn cãi (tại sao) như thế là như thế. Nghĩa là song hành (cùng chiều) với sự sống.

Hiện Tại là hiện tại vì không thể khác hơn.
Điều phật tử đã nhận biết thì nay các nhà vật lý xác nhận: Không có sự kiện hay vật gì biệt lập. Dưới bề mặt hiển lộ, mọi vật tương tác - các thành phần đều thuộc một tổng thể - vũ trụ biểu hiện qua nhiều dạng thức trong hiện hữu.

Khi nói "Vâng (chịu)" ta trở nên đồng chiều với Sinh Lực (và thông minh) của chính Sự Sống.
Chỉ như thế - ta mới trở thành nhân tố đổi thay tích cực của thế giới (này).

*
49-
Thực hành tâm linh, đơn giản nhưng căn bản - trong Hiện Tại: chấp nhận bất cứ điều gì nổi lên trong cũng như ngoài nội tâm.

*
50-
Có tỉnh thức, khi chú tâm vào Hiện Tại. Giống như thức giấc khỏi cơn mê - mộng của trí tưởng về quá khứ, về tương lai. Tiếp tục trong sáng và đơn giản như thế. Không có chuyện "đặt vấn đề". Chỉ như thế trong lúc này đây.

*
51-
Với chú tâm vào Hiện Hữu, ta trân trọng sự sống. Hiện diện như thế ta thấy mọi sự đều trân quí.

Càng sống với Hiện Tại, càng cảm thấy nỗi vui nhưng đơn giản của Hiện Sinh - linh diệu của mọi đời sống.

*
52-
Đa số người ta lẫn lộn - việc xảy ra với khỏang khắc trong lúc này - Giờ Đây.
Không đúng đâu.
Giờ Đây sâu thẳm hơn điều gì xảy ra (trong lúc này). Đó là khoảng không trong đó có điều xẩy ra.

Vậy đừng lẫn lộn nội dung của lúc này với Hiện Tại. Hiện Tại sâu thẳm hơn bất cứ nội dung nào nổi lên.

*
53-
Bước vào Hiện Tại tức bước khỏi nơi chất chứa của tâm trí. Dòng suy tư không ngưng nghỉ sẽ chậm lại. Tư tưởng không còn thấm, nhập vào chú tâm - không còn cuốn hút toàn bộ (con người) ta.
Nhiều khoảng cách xuất hiện giữa các ý tưởng. Những khoảng cách - khoảng không, tịnh lự.

Bắt đầu nhận ra - ta (chính thị) lớn lao, sâu rộng hơn cả những tư tưởng (của ta).

*
54-
Những tư tưởng, tình cảm, cảm thức qua giác quan và bất cứ những gì từng thể nghiệm lập thành nội dung của cuộc sống.
"Cuộc đời tôi" rút ra từ cái ngã "tôi" như thế - (hay ta tin) như thế.

Ta vẫn tiếp tục bỏ qua điều hiển nhiên nhất:

-Thâm tâm sâu thẳm của Tôi Là không liên quan đến chuyện xảy ra, đến nội dung cuộc sống của tôi. Cảm nhận Tôi Là kết thành một với Hiện Tại. Luôn như thế. Thuở ấu thơ và thời già lão, lúc tráng kiện hay lúc ốm đau, thành đạt hay thất bại, Tôi Là - khoảng không của Hiện Tại, duy trì bất biến tại mực sâu, sâu thẳm nhất (của nội tâm). Thường lẫn lộn với nội dung và cứ thế - thể nghiệm Tôi Là tức Hiện Tại môt cách mơ hồ, gián tiếp.
Nói cách khác, cảm nhận Hiện Sinh bị che mờ bởi hoàn cảnh sống cùng mọi chuyện khác của thế giới - qua dòng suy tưởng. Hiện Tại bị phủ tối bởi thời gian (tâm lý).

-Cứ như thế trong Hiện Sinh quên cội rễ, hiện thực thần thánh; tự đi lạc trong thế giới; hoang mang, giận hờn, trầm cảm, bạo hành và tranh chấp nổi lên - khi loài người quên mình là ai.

Tuy nhiên - sự thật cũng dễ nhớ để trở về nhà.
Tôi không là những tư tưởng, tình cảm, cảm thức của giác quan và những kinh nghiệm từng trải của tôi.
Tôi không là nội dung của cuộc đời tôi.

Tôi là Sự Sống - khoảng không - trong đó mọi sự nảy sinh.
Tôi là thức giác.
Tôi là Hiện Hữu = Tôi Là.

Tịnh Lặng - (Ta thật sự là ai)

51-
Hiện Hữu không xa rời Tôi Là trong chiều sâu thẳm nhất.

*
52-
Trong đời sống nhiều chuyện đáng coi trọng nhưng chỉ có một điều quan yếu tuyệt đối.

Dưới mắt nhân tình, thành công hay thất bại, mạnh khỏe hay không, học vấn hay dốt nát, giàu hay nghèo - theo nghĩa tương đối - đều mang ý nghĩa đáng kể, tạo nên các khác biệt trong cuộc sống.
Nhưng, tất cả những điều trên đều không quan yếu tuyệt đối.

Có điều gì đó hơn hẳn mọi thứ. Đó là thấy được ta là ai - tinh túy, vượt ra ngoài quãng đời ngắn ngủi của cái ngã cá thể.

Ta thấy an bình - không phải do sắp xếp lại được mọi trạng huống của cuộc sống - mà do nhận ra ta là ai, trong chiều sâu sắc nhất.

*
53-
Tái sinh không giúp được gì, nếu trong kiếp kế tục - ta vẫn không biết ta là ai.

*
54-
Mọi khổ đau trên hành tinh này khởi lên do nhân cách hóa thành cái "tôi"(me) hay "chúng ta"(us).
Việc này che lấp cái tinh túy của ta là ai. Khi không nhận ra bản thể (nội tại) này thì kết cục là tạo ra đau khổ. Đơn giản chỉ vì thế.

Khi không biết ta là ai - trí tưởng tạo dựng cái ngã (ngã của sợ hãi và thiếu thốn) thay thế cho bản thể đẹp đẻ và thần thánh.

Bảo vệ cùng đánh bóng ngã giả tạo trở thành động lực tiên khởi ( cho mọi hành động).

*
55-
Đôi khi do cấu trúc của ngôn ngữ, người ta thường tỏ ra không biết mình là ai. Nói "Hắn mất mạng" hay "Cuộc đời của tôi" - như vẻ sự sống là cái gì đó ta có thể sở hữu hay đánh mất được.

Sự thực - ta không có một sự sống mà ta là sự sống.
Sự Sống - thức giác tỏa mặc trong toàn vũ trụ - biểu hiện tạm thời thành hình, dạng (như hòn đá, ngọn cỏ, sinh thú, con người, ngôi sao hay giải ngân hà) để tự thị.

Có thể nào, tận đáy lòng ta biết rồi ?
(và)
Có thể cảm được ta là Như Thế (That) rồi ?

*
56-
Đối với mọi sự trong đời sống - ta cần thời gian: để học nghề mới, xây dựng nhà cửa, trở thành một chuyên gia, hay pha một tách trà... Tuy nhiên thời gian lại hầu như vô dụng cho việc cần thiết nhất - điều thực sự đáng kể của cuộc đời:
Nhận ra mình là ai (self-realization);
Nghĩa là biết mình - vượt trên bề mặt của ngã - vượt khỏi danh tính, hình dạng thể chất, tiểu sử và các truyện tích (của) mình.

Ta không thể tìm được ta trong quá khứ hay trong tương lai.
Chốn duy nhất có thể tìm thấy chính ta là Hiện Tại.

Những người đi tìm (seekers) tâm linh, tìm xác nhận về mình hay giác ngộ trong tương lai - thì tìm kiếm - bao hàm (cần) thời gian.
Nếu bạn tin như thế, điều này (trở thành) thật đối với bạn:
-Bạn sẽ cần thời gian cho đến khi nhận ra - đâu cần thời gian để là người (đang) là.

*
57-
Nhìn một thân cây, ta có ý thức về cây đó. Khi có một ý tưởng hay một cảm tưởng, ta ý thức được những điều đó. Khi trải qua vui thú hay đau đớn, ta ý thức được thể nghiệm này.

Đó là sự thật được hiển nhiên xác nhận. Tuy nhiên nếu quán sát kỹ, trong chừng mực tinh tế, sẽ thấy cấu trúc của những xác nhận hiển nhiên trên chứa đựng một ảo tưởng căn bản - cái ảo tưởng không tránh khỏi khi ta dùng ngôn ngữ.
(Trí tưởng) đã tạo ra một nhị nguyên rõ nét - ý tưởng, cảm tưởng và một con người (giả định khác biệt) : Sự thật chẳng phải ta là người có ý thức (về cái cây, ý tưởng, cảm tưởng, thể nghiệm vui thú hay đau đớn). Ta chính là tỉnh thức (thức giác) mà nhờ và trong thức này - mọi sự xuất hiện.

Vậy liên hệ trong đời sống, ta có thể nhận biết được chăng chính ta là tỉnh thức và trong tỉnh thức này, toàn bộ cuộc đời ta (dần dần) dàn trải ?

*
58-
Nói "Tôi muốn biết về tôi". "tôi" đây là "Tôi". Tôi là sự Biết. Tôi là thức giác - xuyên qua đó - mọi vật được nhận biết. Không thể biết về (Biết). Chính biết là Biết.

Ngoài ra chẳng có gì để biết hơn vì mọi điều được biết đều khởi lên từ đó. Cái "Tôi"( I ) tự biến thành một đối tượng của kiến thức, của thức giác.

Vì thế - ta không thể trở thành đối tượng của chính ta.
Chính lý do ảo tưởng của ngã vị kỷ tạo ra sự tồn tại này - qua tâm trí, ta tự biến thành một đối tượng. Ta nói "Đó là tôi (me)". Và thế là khởi đầu một quan hệ với chính ta - ta kể cho ta và những người khác truyện kể (của) ta.

*
59-
Bởi biết mình là tỉnh giác trong đó hiện sinh xuất hiện, ta trở nên không lệ thuộc vào hiện tượng cũng không tự tìm kiếm mình trong mọi cảnh huống, mọi nơi chốn cùng điều kiện.
Nói khác đi : Điều gì xảy ra hay không xảy ra không còn quan trọng nữa. Mọi sự không còn là gánh nặng và đáng kể. Cuộc sống của ta thành một màn kịch diễn. Ta nhận ra thế giới này như một bản luân vũ vũ trụ - luân vũ của danh và sắc tướng - không hơn, không kém.

*
60-
Biết mình thực sự là trụ trong an bình.
Có thể gọi đó là vui thú theo nghĩa bình an - sinh động.
Vui vì biết mình là tinh túy của sự sống - trước khi sự sống mang hình hài (thành người).

Vui vì ta Hiện Sinh thực sự.

*
61-
Giống như nước có thể đặc, lỏng hay hơi, khí; thức giác có thể (được thấy) "đông lại" thành hình thể vật chất, hay "tuôn chảy" thành tâm trí - hay vô hình dạng như thức giác thuần nhất.

Sự sống trong thế giới muôn dạng, vẻ - lộ hiện qua chính "mắt của ta" vì ta chính là thức giác.
Khi biết được như thế, sẽ nhận ra ta ở trong muôn vật. Đây là trạng thái nhận thức hoàn toàn tinh tường.
Không còn là kẻ kinh qua mọi chuyện qua màng chắn khái niệm của một quá khứ nặng nề.
Khi nhận thức không qua chú giải - ta sẽ cảm nhận được nguyên trạng.
Chỉ có thể nói được: Có một lãnh vực của tỉnh thức-tịnh lự trong đó nhận biết xuất hiện.

Qua "ta" - thức giác vô hình dạng tự nhận ra chính mình.

*
62-
Ham muốn và sợ hãi đẩy đưa đời sống của hầu hết mọi người.
-Ham muốn là cần thêm gì đó cho mình hầu là người (sống) đầy đủ hơn.
-Sợ hãi là sợ mất điều gì - từ đó mà sống (being) thành giảm thiểu, kém cõi.

Như thế, ham và sợ che lấp đi sự thật : (sự) Sống không thể được cho thêm hoặc lấy đi bớt.
Hiện Sinh - sự sống theo nghĩa đầy đủ nhất - đã sẵn trong ta. Hiện Tại.